Giới thiệu >> Giới thiệu trường
TRƯỜNG CAO ĐẨNG NGHỀ VĨNH PHÚC
Tên tiếng Việt: Trường Cao đẳng Nghề Vĩnh Phúc
Tên tiếng Anh: VinhPhuc Vocaltional College.
I. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH PHÁT TRIỂN
Trường Cao đẳng nghề Vĩnh Phúc tiền thân là Trường Đào tạo nghề Vĩnh Phúc, thành lập tại quyết định số 760/QĐ-UB ngày 04/5/2000 của UBND Tỉnh Vĩnh Phúc.
Tháng 2 năm 2007 được nâng cấp và đổi tên thành Trường Trung cấp nghề Việt – Đức Vĩnh Phúc tại quyết định số 498/QĐ-UBND ngày 12/02/2007 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc; tại Quyết định số 922/QĐ-BLĐTBXH ngày 03/7/2007 của Bộ Lao động - TB&XH quyết định thành Trường Cao đẳng nghề Việt – Đức Vĩnh Phúc,
đến ngày 15/10/2014 đổi tên thành Trường Cao đẳng nghề Vĩnh Phúc theo Quyết định số 1335/QĐ-LĐTBXH.
Trường có chức năng và nhiệm vụ đào tạo nghề theo 3 cấp trình độ: Cao đẳng nghề, Trung cấp nghề và Sơ cấp nghề, bồi dưỡng nâng cao trình độ kỹ năng nghề cho người lao động theo yêu cầu của cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ và của người lao động; Nghiên cứu, ứng dụng kỹ thuật, công nghệ, nâng cao chất lượng hiệu quả đào tạo; Tổ chức sản xuất kinh doanh, dịch vụ theo quy định của pháp luật.
II. SỨ MỆNH, TẦM NHÌN CHIẾN LƯỢC
Sứ mệnh
Đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật chất lượng cao, đáp ứng được những đòi hỏi khắt khe của thị trường lao động trong và ngoài nước, nhằm thỏa mãn nhu cầu học nghề gắn với việc làm của người dân và phát triển cộng đồng. Thực hiện nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao tiến bộ KHCN. Đáp ứng yêu cầu xây dựng đất nước và hội nhập quốc tế. Góp phần vào sự phát triển kinh tế của địa phương và sự nghiệp CNH – HĐH đất nước.
Tầm nhìn
Phấn đấu trở thành trường Cao đẳng nghề trọng điểm của vùng kinh tế Bắc bộ, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đa cấp, đa ngành. Phát triển và đồng hành cùng doanh nghiệp thông qua các chương trình đào tạo nguồn nhân lực thyeo hướng nghề nghiệp ứng dụng, đạt chuẩn quốc tế. Mở rộng và hợp tác với các nước trong khu vực và thế giới.
Chiến lược phát triển
Cao đẳng nghề Vĩnh Phúc kiên định thực hiện sứ mệnh của mình: Mở cơ hội học tập cho nhiều người, nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực có tay nghề cao, phục vụ cho sự nghiệp CNH – HĐH đất nước và hội nhập quốc tế.
III. MỤC TIÊU
3.1. Giai đoạn 2012 - 2015
- Mục tiêu chung: Quy mô đào tạo ổn định trong khoảng từ 4.000-5.000 học sinh, sinh viên trên cơ sở giữ vững uy tín, chất lượng đào tạo. Mở thêm từ 3 - 4 ngành đào tạo trình độ cao đẳng nghề, từ 1 - 2 ngành đào tạo trình độ trung cấp nghề. Đến năm 2015 trở thành trường dạy nghề chất lượng cao với ít nhất 1 nghề đạt chuẩn Quốc tế; 3 nghề đạt chuẩn ASEAN; 2 nghề đạt chuẩn Quốc gia nhằm đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng cho sự phát triển kinh tế xã hội của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.
- Mục tiêu cụ thể:
+ Đến năm 2014 đảm bảo 100% giảng viên giảng dạy các nghề trọng điểm Quốc gia đạt chuẩn về trình độ đào tạo, kỹ năng và sư phạm dạy nghề; đảm bảo 100% giảng viên dạy nghề trọng điểm ASEAN và Quốc tế đạt chuẩn kỹ năng và sư phạm dạy nghề (theo tiêu chuẩn quy định đối với nghề Quốc tế và ASEAN)
+ Đến năm 2015 nâng tổng số cán bộ, giảng viên là 258 người, trong đó giảng viên là 207 người. Phấn đấu đạo ngũ giảng viên tham gia nghiên cứu sinh từ 3 – 5 giảng viên; tỷ lệ giảng viên có trình độ thạc sĩ là 80%; tỷ lệ giảng viên giảng dạy được bằng tiếng Anh là 20%.
+ Thực hiện giảng dạy theo các chương trình dạy nghề của ASEAN đối với một số nghề, xây dựng giáo trình môn học phù hợp với chương trình dạy nghề
+ Liên kết với các trường trong khu vực ASEAN để tham gia đào tạo nghề trọng điểm
+ Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học theo chuẩn khu vực và Quốc tế trên cơ sở khai thác và sử dụng trang thiết bị từ chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2011-2015.
3.2. Giai đoạn 2015 - 2020
- Mục tiêu chung: Đến năm 2020, tăng quy mô đào tạo lên khoảng 9.000 - 10.000 học sinh, sinh viên; đào tạo trình độ Đại học ở một số chuyên ngành (dự kiến 3 ngành) mục tiêu trường trở thành một trường Đại học công nghệ với nhiệm vụ là đào tạo, nghiên cứu và chuyển giao khoa học công nghệ, hợp tác quốc tế, nhiều mặt ngang tầm với các trường cao đẳng, đại học tiên tiến trong cả nước và trong khu vực ASEAN.
- Mục tiêu cụ thể:
+ Đến năm 2020 tổng số cán bộ, giảng viên là 350 - 360 người, trong đó giảng viên là 270 - 280 người; tỷ lệ đội ngũ giảng viên tham gia nghiên cứu sinh và giảng viên có trình độ tiến sĩ là 20 - 25 giảng viên; tỷ lệ giảng viên có trình độ thạc sĩ là 90%; 35% giảng viên giảng dạy được bằng Tiếng Anh.
+ Các chương trình dạy nghề được thực hiện theo chuẩn khu vực và Quốc tế, hầu hết các modul, môn học đều có giáo trình giảng dạy.
+ Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học được trang bị đồng bộ theo chuẩn của các trường cấp ASEAN và Quốc tế
+ Học sinh, sinh viên sau khi tốt nghiệp nghề đạt chuẩn kỹ năng nghề theo chuẩn Quốc gia, ASEAN và Quốc tế
Với nhiệm vụ, chức năng của một Trường Cao đẳng nghề của tỉnh, đào tạo và bồi dưỡng công nhân kỹ thuật có trình độ cao, đáp ứng yêu cầu về nguồn nhân lực, phục vụ quá trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Trong 15 năm qua, Nhà trường đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể trong mọi lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Phấn đấu để trở thành Trường đứng đầu trong lĩnh vực đào tạo cả về chất lượng và số lượng, hướng tới trở thành Trường Đại học Kỹ thuật Công nghệ trong tương lai.
Về cơ sở vật chất, Trường chúng tôi có đầy đủ trang thiết bị hiện đại phục vụ cho việc học tập và giảng dạy. Với đội ngũ cán bộ giáo viên có trình độ cao, năng lực, nhiệt tình và trách nhiệm. Tất cả đã tạo nên một vị thế cho một ngôi trường chất lượng và uy tín. Vì vậy, trong nhiều năm qua, trường đã nhận được rất nhiều Bằng khen của Chính phủ, Bộ, Ban, Ngành. Năm 2014, Trường đã vinh dự được Chủ tịch nước trao tặng Huân chương Lao động hạng Nhì. Đây là sự khích lệ động viên lớn cho sự nỗ lực phấn đấu của tập thể Nhà trường./.
Năm 2010, Trường Cao đẳng nghề Việt - Đức Vĩnh Phúc (nay là Trường Cao đẳng nghề Vĩnh Phúc) đã được Tổng cục Dạy nghề kiểm định chất lượng dạy nghề và được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cấp Giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng, Cấp độ 3 (Cấp độ cao nhất trong hệ thống dạy nghề).
Tháng 10 năm 2015, Tổng cục Dạy nghề đã khảo sát và đánh giá thực tế tại Trường. Kết quả kiểm định chất lượng dạy nghề của Trường đạt cấp độ 3 và được Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cấp Giấy chứng nhận Đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng dạy nghề tại Quyết định số 1923/QĐ-LĐTBXH ngày 29/12/2015.
ENGLISH:
Hiệu trưởng
Ths. Phạm Ngọc Luyến
Hình ảnh
Tìm kiếm
Hỗ trợ trực tuyến
Tin đọc nhiều nhất